20 vị Trung Quốc công nghệ mỹ thuật đại sư từ trước đến nay (cập nhật 2022)

20 vị Trung Quốc công nghệ mỹ thuật đại sư từ trước đến nay (cập nhật 2022)

Từ năm 1979 đến năm 2022 việc tuyển chọn phong tặng danh hiệu đại sư đã diễn ra được 8 kỳ, trong đó có tổng cộng 20 vị đại sư về nghệ thuật và thủ công lĩnh vực tử sa (hay gọi là Đại sư cấp quốc gia).

SỰ KHÁC BIỆT KHI DÙNG ẤM NẤU NƯỚC BẰNG BẠC

SỰ KHÁC BIỆT KHI DÙNG ẤM NẤU NƯỚC BẰNG BẠC

Bạc có ký hiệu Ag (từ tiếng Latin: Argentum). Là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, có tính dẫn điện cao nhất trong tất cả các nguyên tố và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại. Bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, và ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác. Bạc nguyên chất mềm dẻo dễ chế tác, dễ tạo hình.

GÕ NẮP VÀO ẤM ĐỂ PHÂN BIỆT ẤM TỬ SA THẬT HAY GIẢ?

GÕ NẮP VÀO ẤM ĐỂ PHÂN BIỆT ẤM TỬ SA THẬT HAY GIẢ?

Âm thanh phát ra khi gõ nắp ấm vào thân ấm tử sa hoặc gõ 2 ấm tử sa vào nhau nghe đanh hay đục là do: thứ nhất chất liệu đất tử sa, thứ hai do độ mịn hoặc thô của đất tử sa khi người ta sàng lọc và thứ ba là do hình dáng ấm tử sa. Các ấm đất chu nê thường tiếng sẽ nghe đanh hơn các ấm đất tử nê và đoạn nê, do mật độ kết tinh của chu nê khi nung sẽ cao hơn tử nê và đoạn nê. Cùng một loại đất nếu người ta lọc mịn thì khi nung xong âm thanh sẽ nghe đanh hơn. Ngoài ra nếu chiếc ấm bị nứt thì âm thanh cũng sẽ nghe đục hơn.

Cách pha cơ bản một số loại trà.

Cách pha cơ bản một số loại trà.

– Nhiệt độ nước: nước sôi 100 độ.
– Tỉ lệ: 1:30 (1g trà 30ml nước), vd: ấm 150ml thì pha với 5g trà.
– Thời gian ngâm trà:
+ Nước tráng trà: tráng nhanh, rót nước sôi vừa ngập trà thì nhanh tay rót ra liền, không ngâm lâu.
+ Nước 1,2,3: rót nước sôi đầy ấm ngâm 15 giây rồi rót hết nước trong ấm ra tống.
+ Nước 4,5: rót nước sôi đầy ấm ngâm 20-30 giây rồi rót hết nước trong ấm ra tống.
+ Các nước thì tăng thời gian ngâm trà thêm tùy theo độ đậm hoặc nhạt của nước trước đó.

Ấm tử sa có pha được cùng lúc nhiều loại trà không?

Ấm tử sa có pha được cùng lúc nhiều loại trà không?

Trước tiên để có thể trả lời câu hỏi này thì tìm hiểu qua một chút về sự thẩm thấu và ngấm trà vào ấm đối với ấm bằng đất tử sa. Chúng ta điều biết rằng ấm tử sa là một loại ấm đất nung không tráng men, nên bề mặt của ấm bên trong và bên ngoài tuy nhìn láng mịn nhưng nếu nhìn dưới kính phóng đại lên nhiều lần thì bề mặt này nó không láng mịn, mà nó gồ ghề thậm chí có nhiều khe hở, nhiều lỗ nhỏ. Đặc biệt với đất tử sa thì các lỗ này nhiều hơn và đa dạng hơn chúng được gọi với tên là “khí khổng”.

Kim Tuấn Mi có phải là hồng trà ngon nhất hiện nay?

Kim Tuấn Mi có phải là hồng trà ngon nhất hiện nay?

Trong rất nhiều loại Hồng Trà từ khắp các vùng trà ở các nước thì có một loại Hồng Trà rất đặc biệt, mà người sành trà nào cũng đã từng nghe qua hoặc ít nhất đã từng uống qua đó chính là Kim Tuấn Mi. Kim Tuấn Mi là một loại Hồng Trà được những người nghệ nhân làng Đồng Mộc ở Vũ Di Sơn sáng tạo ra từ chính những đọt non của các cây Olong ở Vũ Di Sơn vào năm 2005. Có thể nói Kim Tuấn Mi xuất phát từ là Đồng Mộc và chỉ có làng Đồng Mộc mới làm ra Kim Tuấn Mi đúng chất.

Hộp đựng trà vỏ cây Anh Đào

Hộp đựng trà vỏ cây Anh Đào

Nhật Bản đất nước có nền văn hoá làm say mê nhiều người. Ở Nhật có những nghề thủ công truyền thống độc đáo mà không đất nước nào có được, một trong những nghề truyền thống này là nghề làm các sản phẩm từ vỏ của cây Anh Đào (Kabazaiku). Nguồn gốc của nghề thủ công truyền thống này bắt nguồn từ tỉnh Akita và cách đây hơn 200 năm (thế kỷ 18). Người nghệ nhân dùng vỏ của cây Anh Đào hoang dã để chế tác các món đồ thủ công mỹ nghệ như bao kiếm, hộp đựng thuốc lá, bút, dĩa, hộp đựng trà,… Các sản phẩm khi hoàn thành có màu đỏ sẫm lôi cuốn, màu này có được là do vỏ cây và nhựa cây Anh Đào hình thành.

CHƠI ẤM TỬ SA CẦN CẨN THẬN NHỮNG GÌ?

CHƠI ẤM TỬ SA CẦN CẨN THẬN NHỮNG GÌ?

Ấm tử sa trung bình được nung ở nhiệt độ từ 1050 ~ 1200 độ, nước dùng để pha trà thì trong khoản 70~100 độ, vì vậy trong phần lớn trường hợp thì ấm sẽ co giãn kịp và không có vấn đề gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp như thời tiết quá lạnh, cốt ấm dày mỏng không điều thì khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột có thể làm ấm bị nứt vỡ. Do đó khi pha trà cần phải làm ấm chiếc ấm từ từ để tránh rủi ro. Không nên để ấm trong tủ lạnh hoặc làm nóng ấm bằng lò vi sóng.

Giới thiệu về chuông gió Nhật Bản

Giới thiệu về chuông gió Nhật Bản

Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió được du nhập vào khoảng thế kỷ XII. Chiếc chuông gió đầu tiên được sản xuất vào thời Edo. Ở Nhật Bản, điểm bán nhiều chuông gió Furin nhất là trước cổng đền Kawasaki-Daishi. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội chuông gió thường niên vào tuần thứ ba của tháng 7.