Ấm tử sa có pha được cùng lúc nhiều loại trà không?

.

Có bạn nhắn hỏi chúng tôi là ấm tử sa đang dùng với 1 loại trà nay muốn chuyển sang uống trà khác thì có được không? Nếu được thì phải làm sao? Kiến thức này chắc cũng có nhiều anh chị em đã biết và cũng có người chưa biết, ai chưa biết thì xem qua nhe.

Trước tiên để có thể trả lời câu hỏi này thì tìm hiểu qua một chút về sự thẩm thấu và ngấm trà vào ấm đối với ấm bằng đất tử sa. Chúng ta điều biết rằng ấm tử sa là một loại ấm đất nung không tráng men, nên bề mặt của ấm bên trong và bên ngoài tuy nhìn láng mịn nhưng nếu nhìn dưới kính phóng đại lên nhiều lần thì bề mặt này nó không láng mịn, mà nó gồ ghề thậm chí có nhiều khe hở, nhiều lỗ nhỏ. Đặc biệt với đất tử sa thì các lỗ này nhiều hơn và đa dạng hơn chúng được gọi với tên là “khí khổng”.

Vậy câu hỏi đặt ra là trà có thấm vào các lỗ khí khổng này được không? Như chúng ta đã biết các lỗ khí khổng này rất nhỏ, nên dưới áp xuất bình thường thì nước trà không thể thấm vào được (do nước có sức căng bề mặt nên đã tạo ra một lực đủ lớn để nước không thể thấm vào lỗ khí khổng quá nhỏ với áp xuất bình thường, nhưng nếu lỗ lớn hơn hoặc áp xuất đủ lớn thì nước sẽ thấm vào. Có thể lấy ví dụ chiếc đồng hồ đeo tay có chống nước 5ATM thì với áp xuất bình thường nước không thể vào nhưng với áp xuất cao hoặc lặn sâu hơn 50m thì nước sẽ vào được, dĩ nhiên là chiếc đồng hồ cũng sẽ có những khe hở rất nhỏ ở núm vặn có thể hình dung tương tự như khe hở của các lỗ khí khổng trên ấm). Thế thì cái gì sẽ vào được trong các lỗ khí khổng? Trả lời đó chính là chất khí là hơi nóng của nước trà. (Lại lấy ví dụ chiếc đồng hồ, khi đồng hồ bị vào nước chúng ta hay đem đi phơi nắng, để cho nước nóng lên bốc hơi và có thể thoát qua được các khe rất hẹp ở núm vặn, tương tự hơi nước nóng sẽ đi xuyên qua được các khe hẹp và các lỗ khí khổng trên ấm). Khi hơi nước xuyên qua các lỗ khí này thì trong thành phần hơi nước sẽ có một lượng trà nhất định (dễ nhận thấy là khi ly trà còn nóng chúng ta ngưỡi qua mũi sẽ cảm nhận được hương trà, vậy trong hơi nóng đó chắc chắn phải có trà). Chính vì trong hơi nước có trà nên trà sẽ bám vào bên trong các lỗ khí khổng này khi chúng ta dùng ấm thường xuyên ngày này qua ngày nọ, sẽ có sự trao đổi bay ra bay vào của hơi nước. Chính điểm này làm cho ấm tử sa khi pha trà sẽ làm cho nước trà như được sống chứ không bị trơ như ấm thủy tinh.

Quay lại câu hỏi ban đầu, vậy khi một ấm đang pha cố định với một loại trà nào đó thì muốn đổi trà khác có được không? Trả lời là ĐƯỢC. Dĩ nhiên muốn đổi qua phải tốn nhiều thời gian để “reset” mấy cái lỗ khí khổng, ngoài ra trước đó còn phải vệ sinh sạch sẽ chiếc ấm, loại bỏ cao trà cũ, sạch như chiếc ấm ngày đầu mới đem về thì càng tốt. Để các lỗ khí khổng dần trả lại như ban đầu thì chúng ta phải luộc với nước sôi rất nhiều lần, để hơi nước nóng xuyên qua các lỗ khí khổng và mang đi hương trà cũ bám trong đó, làm đi làm lại nhiều lần thì các lỗ khí khổng càng sạch. Tuy nhiên sau khi làm sạch, thì ở những lần uống đầu với trà mới vẫn sẽ chưa ngon, phải qua vài lần thì ấm mới dần quen với trà mới được.

Nên lời khuyên chân thành là nếu có điều kiện thì ấm khi mới mua về chúng ta nên thử qua các loại trà hay dùng, loại trà nào uống với ấm hợp thì nên giữ cố định loại trà và ấm đó. Không nên đổi qua đổi lại các loại trà với ấm vừa tốn nhiều công sức để xử lý ấm mà pha trà lại không ngon, nhiều khi còn tốn trà nữa.

Bài viết hơi dài, cảm ơn các anh chị đã đọc đến hết.

Thanh Phú 5-7-2021

Similar Posts

Để lại một bình luận